Cách chữa khỏi cho gà mắc bệnh Gumboro đơn giản nhất

Bình chọn

Gumboro là căn bệnh gây suy giảm miễn dịch ở gà. Nó xuất hiện trên tất cả giống gà và ở mọi giai đoạn phát triển. Bệnh Gumboro hoạt động theo cơ chế lây lan, tốc độ truyền nhiễm nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng.

Để nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh, cũng như cập nhật cách điều trị Gumboro chuẩn xác. Bạn hãy cùng chuyên mục Blog của SV388 theo dõi các nội dung dưới đây. 

Bệnh Gumboro là gì? 

Gumboro là căn bệnh nguy hiểm được liệt kê vào các bệnh cấp tính có độ lây truyền nhanh. Bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch của gà, khiến gà mắc phải nhiều hội chứng bệnh khác nhau. Gumboro do virus thuộc họ Birnaviridae, nhóm ARN víu gây nên. Loại vi rút này tấn công trực tiếp vào túi Fabricius của gà khiến khả năng sinh sản tế bào miễn dịch mất đi.

Nguyên nhân bệnh Gumboro từ đâu?

Nguyên nhân bệnh Gumboro từ đâu
Nguyên nhân bệnh Gumboro từ đâu

Bệnh Gumboro xảy ra trên mọi lứa tuổi gà nhưng phổ biến nhất là giai đoạn 3 đến 5 tuần tuổi. Tỷ lệ chết khi nhiễm bệnh từ 20 đến 40%. Nhiều đàn tỷ lệ chết lên đến 60%. Do đó, việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. 

Tham khảo thêm:  Có nên cho gà con ăn đêm không? Thông tin cần biết

Cơ chế lây lan của bệnh Gumboro

Cơ chế lây lan của bệnh Gumboro
Cơ chế lây lan của bệnh Gumboro

Một trong những lý do khiến Gumboro trở thành căn bệnh nguy hiểm top đầu là do cơ chế lây lan. Gumboro lây lan rất nhanh và lây lan qua đường hô hấp thông thường. Cơ chế lây lan theo cả chiều dọc và ngang, cụ thể như sau: 

  • Cơ chế ngang: Lây lan trực tiếp từ gà mắc bệnh sang gà khoẻ thông qua hô hấp, tiếp xúc gần. Dùng chung các dụng cụ ăn uống. 
  • Cơ chế dọc: Gà con bị lây lan từ gà mẹ nhiễm bệnh từ trong trứng. 

Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà 

Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà
Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà

Gà nhiễm Gumboro ủ bệnh từ 2-3 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng đặc trưng như:

  • Gà ít di chuyển và tụ lại một chỗ, có tình trạng bay nhảy lung tung. Gà nhiễm Gumboro thường cắn vào hậu môn của nhau. 
  • Gà bỏ ăn, sụt cân nhanh chóng, xuất hiện tình trạng đi loạng choạng, chân yếu dễ té.
  • Bệnh Gumboro khiến gà đi ngoài nhiều, tiêu chảy, phân có trắng hoặc nâu. Khi đi ngoài, phân thường dính bết vào lông gà. 

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro
Phác đồ điều trị bệnh Gumboro

Gumboro hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, khi trong đàn có phát hiện bệnh. Bạn thực hiện điều trị theo pháp đồ sau: 

  • Bước 1: Cách ly đàn gà bệnh với các đàn khác. Tiêu huỷ gà chết và gà phát triệu chứng bệnh. 
  • Bước 2: Tiến hành khử trùng chuồng trại, phun thuốc tiêu độc xung quanh khu vực phát bệnh và toàn bộ khu vực chăn nuôi.
  • Bước 3: Tiêm kháng thể Gumboro cho toàn bộ đàn gà. Cách 3 ngày thì tiêm 1 mũi, tiêm đúng 2 mũi trên 1 cá thể gà. 
Tham khảo thêm:  Giải đáp: Gà bướm là gì? Gà bướm đá ngày nào được?

Trong quá trình điều trị, người chăn nuôi cần bổ sung thêm thuốc bổ, vitamin, các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà. Khi sử dụng nên pha vào nước và cho gà uống trực tiếp. 

Cách phòng tránh bệnh Gumboro

Cách phòng tránh bệnh Gumboro
Cách phòng tránh bệnh Gumboro

Cách tốt nhất để Gumboro không xuất hiện trên đàn gà của mình là phòng bệnh. Các biện pháp phòng Gumboro hiệu quả nhất gồm: 

Tiêm phòng vacxin

Đây là biện pháp duy nhất để phòng tránh Gumboro. Khi gà đủ 5 ngày tuổi thì tiêm vacxin Gumboro. Tiêm lại mũi nhắc lại khi gà 14 ngày tuổi. 

Khử trùng chuồng trại

Nơi ở không sạch sẽ, bí bách chính là môi trường phát sinh vi khuẩn gây bệnh. Do đó, bạn cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Định kỳ khử trùng để đảm bảo sạch vi rút. 

Với các chia sẻ từ bài viết hy vọng bạn đã nắm được cách chữa trị và phòng tránh bệnh Gumboro. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về chăm sóc gà, hãy truy cập vào chuyên mục Blog SV388. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *