Gà chọi, gà chiến cũng giống như những vận động viên khác. Hàng ngày, bạn cần luyện tập cho gà để có một sức khỏe dẻo dai và kỹ thuật thi đấu tốt. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách vần gà chọi chiến, gà đá để có những chiến kê xung nhất, hung hăng và thiện chiến nhất.
Gà chọi sau khi được nuôi tự nhiên cho đến khi bắt đầu gáy (bắt đầu đuổi mái). Gà sẽ được bắt nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, cho ăn chế độ riêng và luyện tập hàng ngày cho đến khi đi thi đấu. Luyện tập giúp gà có được sức khỏe dẻo dai và thuần thục đòn, lối.
Nếu bạn chưa biết về quy trình nuôi và nhân giống gà chọi, hãy tìm hiểu trong bài viết về cách nuôi gà chọi từ A-Z tại đây: Cách nuôi gà chọi từ A đến Z
1. Quy trình luyện tập, cách vần vỗ cho gà chọi, chiến kê C1 như sau:
Giải thích một số từ ngữ:
- Lên chuồng: Gà sau khi gáy sẽ được nhốt riêng, mỗi con một ô chuồng để chăm sóc và tránh gà đánh nhau.
- Thời gian một hồ: Tùy địa phương là 10 phút, 15 phút, 20 phút thi đấu, coi như một hiệp. Sau đó nghỉ 5 phút lại vào hồ khác. Miền Bắc thường thi đấu 15-20 phút một hiệp.
- Mở mỏ: Hồ đầu tiên của con gà nhằm thử đòn lối của gà hay dở ra sao mà chọn lựa. Gà dở đem thịt hoặc làm gà phu. Gà hay cho luyện tập.
- Gà phu: là gà làm đối thủ cho gà chiến luyện tập. (Kiểu bao cát đó ^_^)
- Hồ đòn: thả gà vào sới cho đánh tự do với con gà khác cùng trạng (cùng khối lượng), cùng tuổi (xem độ dài cựa, lông, vóc dáng sẽ đoán được).
- Hồ hơi: Bịt mỏ bịt cựa gà và thả cho đánh nhau, luyện tập sức đẩy, sức tỳ, sự dẻo dai, luyện lối cho gà. Một hồ hơi kéo dài 30 phút.
- Đòn lối của gà: Đòn là chân đá mạnh yếu, đánh vào mặt, cần cổ, vai, lưng ngực… Lối là cách di chuyển của gà bao gồm cả tránh đòn, tỳ, chui, luồn…
Về đòn lối rất phức tạp nên sẽ nói trong bài khác.
Chạy lồng: Cho hai con vào 2 ô chuồng cách nhau tấm lưới nhìn thấy nhau. Chúng sẽ tìm cách đánh nhau mà không chạy qua chạy lại, giúp luyện tập sự dẻo dai cho gà. Giống như việc chạy bộ vậy. Gồm chạy lồng ngang và chạy lồng tròn.
Sới gà: Được đặt trên nền đất trải thảm cho êm. Quây cót xung quanh và cho gà vào luyện tập, thi đấu.
Quy trình luyện tập, cách vần vỗ cho gà chọi, gà chiến từ khi gáy đến khi ra trường thi đấu.
- Bắt đầu lên chuồng: Cần cho gà ổn định khoảng 2-3 tuần, để gà quen với môi trường và gáy thật căng sức.
- Mở mỏ một hồ đầu tiên: Sau khi gà chọi gáy căng, sung sức và rạn người, sẽ cho đánh thử hồ đầu tiên. Hồ đầu tiên gọi là hồ mở mỏ. Thời gian từ 10-15 phút tùy sức gà, không được quá lâu.
- Chạy lồng hàng ngày: Cho gà nghỉ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, đến khi gà khỏe khoắn. Sau 3 ngày, sẽ cho gà chạy lồng hàng ngày. Chạy mỗi ngày từ 30-60-90 phút. Sau khoảng 10 ngày, gà sẽ phục hồi hoàn toàn và sung sức.
- 1-2 hồ hơi: Cho gà đánh hồ hơi tức là bịt mỏ gà lại cho đánh với con gà khác cũng bịt mỏ để luyện tập sức đẩy, sức tỳ và lối. Cuối hồ, thả mỏ 2 phút.
- Chạy lồng hàng ngày: Cho gà nghỉ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, đến khi gà khỏe khoắn. Sau 3 ngày, sẽ cho gà chạy lồng hàng ngày. Chạy mỗi ngày từ 30-60 phút. Khoảng 7-10 ngày sau, gà sẽ phục hồi hoàn toàn và sung sức.
- 2 hồ đòn: Lại cho gà nghỉ và bổ sung dinh dưỡng cho đến khi sung căng trở lại (khoảng 13 ngày). Tiếp tục cho gà đánh 2 hồ đòn.
- Chạy lồng hàng ngày: Cho gà nghỉ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, đến khi gà khỏe khoắn. Sau 5 ngày, sẽ cho gà chạy lồng hàng ngày. Chạy mỗi ngày từ 30-60 phút. Khoảng 10-15 ngày sau, gà sẽ phục hồi hoàn toàn và sung sức.
- 3 hồ hơi: Cho gà thi đấu 3 hồ hơi.
- Chạy lồng hàng ngày: Cho gà nghỉ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng, đến khi gà khỏe khoắn. Sau 7 ngày, sẽ cho gà chạy lồng hàng ngày. Chạy mỗi ngày từ 30-60 phút. Khoảng 15-20 ngày sau, gà sẽ phục hồi hoàn toàn và sung sức.
- 3-4 hồ đòn: Cho gà thi đấu 3 hồ đòn với gà khác. Nếu gà vẫn chịu được, có thể cho đánh thêm 1 hồ nữa là 4 hồ đòn.
- Nghỉ ngơi, om chườm và thi đấu: Sau khi vần sâu 3-4 hồ đòn cuối cùng, cho gà nghỉ ngơi 7-10 ngày. Cho gà chạy lồng hàng ngày duy trì thể lực đồng thời om chườm để da gà khỏe đẹp. Nghỉ ngơi khoảng 20-25 ngày, gà sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và sung căng.
- Sau khi gà nghỉ ngơi khỏe khoắn, kiểm tra chân cẳng để xem có xung căng và không bị thương tật ngầm trong quá trình luyện tập không.
- Nếu tất cả ổn, sẽ cho gà nghỉ 4-5 ngày sau đó có thể thi đấu.
- Sau khi gà thi đấu, cho nghỉ ngơi cho đến khi gà bắt đầu nhanh nhẹn, sau đó cho chạy lồng hàng ngày.
- Cho gà dừng chạy lồng và nghỉ ngơi, ăn uống bổ dưỡng trong 1-2 ngày trước khi thi đấu.
2. Luyện tập, vần vỗ cho gà chọi chiến, gà đá C1:
Các cụ có câu “nhất lực nhì tài”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc luyện tập, vần vỗ cho gà chọi. Dưới đây là cách cho gà luyện tập cụ thể theo quy trình đã nêu trên.
Cần lưu ý về thức ăn của gà, hàng ngày phải là thóc ngâm hoặc thóc mầm. Không nên cho gà ăn ngô hay cám, để đảm bảo gà ít tích nước.
1. Mở mỏ gà chiến – Lộ diện anh tài
- Gà bắt đầu gáy, sau 2-3 tuần cần phải rất sung căng và khỏe mạnh mới cho mở mỏ thử đòn lối. Xem video để thấy một con gà tơ sung căng như thế nào.
- Nếu gà còn nhiều lông măng tuyệt đối không được cho mở mỏ. Vì những lý do sau:
- Gà có lông sẽ yếu lực, không đủ sức để ra đòn. Điều này làm cho việc đánh giá đòn lối không chính xác.
- Khi lông gà non, dễ gãy và sau một thời gian lại mọc lại lông măng.
- Nhiều khi gà còn non đã gáy mà không để ý thời gian, thử sớm hơn tuổi gà.
- Đánh giá một con gà cần một đôi mắt sắc nét. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, không khó. Hãy nhìn theo một số yếu tố sau:
- Khi gà đá, chân phải mạnh và chính xác. Đòn đánh dứt khoát. Gà đánh phều phều, yếu ớt loại ngay.
- Gà cặp cái nhanh, hoặc thi thoảng phải đánh cái. Nhiều con cặp mãi mấy phút mới được vài cái thì chưa phải “gà mau”.
- Gà bình thường hay cặp vào đầu trước khi nhảy đá (trừ gà ôm đấm). Vậy thì cái đầu gà phải nhanh, không cho đối thủ cặp. Tất nhiên, thi thoảng vẫn bị cặp nhưng phải rất khó mới cặp được đầu nó.
- Khi quan sát, sẽ thấy gà chui luồn lúc lên lúc xuống trái phải. Khi con kia cặp là nó lắc đầu đi chỗ khác ngay.
- Cuối hồ vẫn thấy gà đá có lực là gà có gân gối tốt.
- Cuối hồ mở mỏ, cần làm nước cho gà. Đun nước với lá trầu không, nhưng không để nước chạm vào những chỗ gà bị đánh trúng để tránh sưng hoặc bị kén (hiện tượng bị đọng máu).
2. Cho gà nghỉ ngơi sau hồ mở mỏ
Cách tính thời gian nghỉ ngơi sau khi cho gà chọi thi đấu như sau: 1 hồ đòn bằng 2 hồ hơi; tính số ngày nghỉ theo công thức sau: Số ngày nghỉ = số hồ đòn x 3 + 7 ngày.
Ví dụ: Gà vần hay thi đấu 2 hồ đòn thì số ngày nghỉ là 2×3+7=13 ngày.
Gà sau khi mở mỏ rất dễ bị hen, khẹc có đờm. Vì vậy sau hồ cần phải làm nước thật kỹ, vỗ đờm và cho uống thuốc hen để phòng. Cho gà uống 1 viên thuốc bổ của người, 2 viên anpha choai, 1 viên cloxit (thuốc đi ỉa), bơm thêm ít tyloxin. Mỗi ngày 1 lần và trong 3 ngày liên tục. Sau này mỗi khi thi đấu hay luyện tập đều làm như vậy để đảm bảo gà không bao giờ bị.
Nhốt gà nơi thoáng mát vào mùa hè hoặc ấm áp vào mùa đông. Chỗ nhốt rộng đủ để gà đi lại thoải mái. Sau vài ngày, gà sẽ nhanh nhẹn trở lại, sau đó cho gà chạy lồng mỗi ngày trong khoảng từ 30-60 phút.
Thông thường, ngày hôm sau gà sẽ sung căng. Tuy nhiên, bên trong vẫn còn ê ẩm. Giống như khi ta luyện tập thể thao trong một thời gian dài, cơ thể sẽ đau nhức. Đau nhức này sẽ kéo dài hàng tuần.
3 ngày đầu tiên, cho gà ăn đủ dinh dưỡng, bao gồm chất tăng cơ và tinh bột, rau củ. Sau khi gà trở nên nhanh nhẹn, lại cho gà ăn thóc và 2 ngày cho gà một miếng mồi như thịt bò, thịt lợn bằng đầu ngón tay.
Có thể chạy lồng ngang hoặc chạy lồng tròn.
Cách vần gà chọi chiến cho đến khi ra trường đánh
Sau khi nghỉ ngơi và chạy lồng trong khoảng 10 ngày, cho gà đánh 1-2 hồ hơi. Thường thì đủ mạnh cho gà.
Bịt mỏ, bịt cựa và cho hai con gà đánh nhau. Hồ hơi kéo dài 30 phút. Sau 2 hồ hơi, mở cho gà đánh 2 phút đòn.
Gà sau khi đi hơi được 60 phút, nghỉ như một hồ đòn vì một hồ hơi bằng nửa hồ đòn.
Sau 10 ngày, tuân theo quy trình nghỉ ngơi như trên, cho gà bước vào 2-3 hồ đòn.
Cho gà đánh với một con gà có cân bằng tuổi, 2-3 hồ, tùy sức gà và đánh đòn của con gà kia.
Sau đó, cho gà nghỉ ngơi như quy trình trên với số ngày theo công thức đã nêu.
Thực ra, nếu gà đã đi hơi được 60-90 phút hơi và đánh được 2-3 hồ đòn là đủ điều kiện để thi đấu.
Nếu muốn nâng cao, có thể tiếp tục cho gà vần lại cho đến khi đánh được 4-5 hồ đòn.
Sau đó, cho gà nghỉ ngơi đến đủ thời gian, bước vào giai đoạn ra trường đá.
Chuẩn bị thi đấu:
Gà sau khi nghỉ ngơi đủ ngày, cần thử lại chân trong 5 phút, để kiểm tra xem gà có bị nội thương ở người hay chân hay xuống sức gì trong quá trình luyện tập hay không.
Nếu gà hoàn toàn khỏe mạnh và phong độ tốt, cho gà nghỉ 5 ngày và cho đi thi đấu.
Trước khi thi đấu 15 ngày, ngày nào cũng phải bổ sung thức ăn là thịt bò, rắn hoặc lợn. Bổ xung ăn cùng thóc hàng ngày, mỗi lần thức ăn bằng đầu ngón tay cái.
Trước khi thi đấu 1 ngày, nhốt chặt gà trong chuồng, cho nghỉ ngơi hoàn toàn.
Om chườm cho gà chọi chiến:
Gà chọi chiến hàng ngày cần được om chườm để da gà dày và dai.
Nồi om gà chọi gồm những gì: Nghệ 1 củ đập dập băm nhuyễn, lá tre một nắm, lá ngải cứu 1 nắm, xả 3 củ đập dập, hoa hồi 1 củ, lá trầu không 5 lá.
Tất cả cho vào nồi đun sôi 10-15 phút.
Sử dụng khăn dày, nhúm vào nồi nước đang sôi. Người sư kê đeo găng tay cao su dày, vắt kiệt nước nóng.
Mở khăn ra và chườm vào các vùng đầu, cổ, mông, dưới hốc cánh, đùi.
Mỗi bộ phận chườm 5 lần. Trong quá trình om chườm, nồi nước om phải luôn được đun sôi.
Gà khi thi đấu sẽ bị cặp vào cổ, đầu, vai, lưng. Đồng thời bị đối thủ đá vào một số bộ phận, nên da phải dày, dai mới không bị rách.
Việc om chườm còn giúp gà chọi chiến giảm bớt mỡ thừa tại một số vị trí như mông, hông, hốc nách.
Nguồn: SV388