Giai đoạn gà thay lông chuyền là điều tất yếu trong quá trình sinh trưởng của gà. Sau giai đoạn này gà sẽ sở hữu bộ lông mới và chính thước bước sang giai đoạn phát triển mới. Vậy cụ thể gà thay lông chuyền là gì? Khi gà thay lông chuyền có đá được hay không? Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho gà trong giai đoạn này như nào? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sv388 để tìm câu trả lời ngay nhé!
1. Gà thay lông chuyền là gì?
Gà khi thay lông thường gắn với dấu mốc đặc biệt trong quá trình trưởng thành và phát triển của gà chọi. Đây là giai đoạn gà sẽ được thay bộ lông khô, xơ, xoăn tót, xấu xí không đều trước đây bằng bộ lông mới mượt mà, óng ả hơn. Bởi vậy, nhiều người còn đùa rằng đây chính là thời điểm vàng tút tát lại nhan sắc cho các chiến kê.
Gà thay lông chuyền gắn liền với 3 giai đoạn bao gồm:
– Giai đoạn 1: Gà thay lông chuyển từ gà con thành gà tơ.
– Giai đoạn 2: Gà thay lông đánh dấu mốc từ gà tơ -> gà trưởng thành.
– Giai đoạn 3: Gà thay lông định kỳ khi đã đến tuổi trưởng thành.
Như vậy có thể nói gà thay lông chuyền là quy luật tất yếu hoàn toàn tự nhiên và không có ảnh hưởng quá lớn gì đến sức khỏe của gà. Nhưng quá trình thay lông của gà cũng sẽ chịu tác động nhất định do yếu tố khác như: điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe của gà.
Xem thêm: Cách nuôi gà mau mập
Để tiện cho việc chăm sóc khi gà thay lông chuyền chúng ta cần nắm được thời gian thay lông của chúng. Theo đó, khi gà đã đến tuổi trưởng thành thì sẽ thay lông cố định vào khoảng thời gian từ cuối hè sang thu. Nếu quá trình thay lông chậm có thể chớm sang mùa đông. Như vậy, thời gian có thể kéo dài khoảng 3 – 5 tháng.
2. Gà thay lông chuyền đá được không?
Câu trả lời là “Không”. Khi gà thay lông chuyền cơ thể sẽ trở nên yếu hơn, xuống sức thấy rõ nên gà không còn máu chiến như trước. Bởi vậy, dù có mang đi tham gia các trận đấu đá gà trực tiếp thì tỷ lệ thắng cũng rất thấp.
Và bộ lông gà cũng giữ vai trò quan trọng như tấm giáp bảo vệ gà trước sự tấn công của đối thủ. Bởi vậy, khi tấm áo giáp ấy không lành lặn, chắc khỏe thì hiệu quả bảo vệ cũng rất thấp. Gà khi này sẽ chịu yếu thế và có thể bị thương nghiêm trọng.
Ngoài việc, không nên mang gà thay lông chuyền đi đá. Mà trong giai đoạn này bạn cũng không nên để gà tham gia các bài tập vần đòn, vần hơi, chạy lồng quá nặng sức. Hay để gà đạp mái bởi nó sẽ làm tiêu hoa rất nhiều tinh lực.
3. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi gà thay lông chuyền
3.1 Gà thay lông cho ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cân bằng bổ sung đủ năng lượng cho gà giữ vai trò quan trọng giúp quá trình thay lông chuyền của gà diễn ra nhanh chóng đạt kết quả cao hơn.
- Thức ăn chính
Thóc lúa là thực phẩm quan trọng cần bổ sung đầy đủ cho gà. Cụ thể nó cần chiếm 60% trong khẩu phần ăn của gà thay lông chuyển. Để tốt cho hệ tiêu hóa và giúp gà hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nên ưu tiên sử dụng thóc ngâm qua đêm mà tốt nhất là loại đã mọc mầm.
- Thức ăn phụ
Anh em cần bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác qua thức ăn phụ vào khẩu phần ăn của gà như: rau xanh, củ quả mềm, chất tanh từ thịt, cá.
Xem thêm: cách nuôi gà chọi
Lưu ý: Đối với các loại thịt chỉ nên cho gà ăn 1 – 2 miếng vào buổi trưa để gà tiêu hóa được hết thức ăn.
3.2 Chế độ chăm sóc gà thay lông chuyền
Việc có được chế độ chăm sóc và tập luyện khoa học vô cùng quan trọng đối với gà thay lông chuyền. Anh emc ần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tắm cho gà
Khi gà rụng đi những lông cũ thì anh em nên tắm rửa sạch sẽ cho gà thường xuyên. Việc này giúp gà hạn chế gặp phải tình trạnh mốc lác hay vi khuẩn kí sinh khác. Tuy nhiên nếu gà bắt đầu mọc lông trở lại thì không nên tắm rửa thường xuyên. Bởi quá trình này có thể khiến lông non của gà gãy rụng đi.
- Cho gà tắm nắng thường xuyên
Việc thả gà trong những khu vực có ánh nắng chiếu vào giúp gà có thể hấp thu được vitamin D tốt hơn. Từ đó giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đặc biệt, nên cho gà ra phơi nắng khi vừa tắm nước xong vừa để gà không bị cảm lạnh vừa tránh nấm mốc hình thành.
Ngoài ra, anh em cũng cần tạo không gian rộng rãi để gà có thể phát triển. Việc nuôi nhốt trong không gian hẹp cũng sẽ khiến gà dễ bị rụng lông do di chuyển đi lại khó khăn.
4. Mẹo thúc đẩy quá trình gà thay lông chuyền nhanh hơn
Như đã nói ở trên thì quá trình gà thay lông chuyền hoàn toàn tự nhiên. Bởi vậy, chúng tôi không khuyến khích sử dụng các loại thuốc kích thích thay lông cho gà. Bạn chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bất khả kháng. Nếu có phải dùng cũng cần sử đụng đúng liều lượng tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà.
Tuy nhiên anh em có thể tác động rút ngắn thời gian thay lông chuyền của gà thông qua chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp như trên. Đồng thời đảm bảo điều kiện sống, môi trường đảm bảo. Cụ thể thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thời gian thay lông chậm hay nhanh của gà. Theo đó, anh em có thể tăng nhiệt độ chuồng nuôi lên để làm chậm quá trình thay lông và ngược lại giảm nhiệt độ chuồng nuôi xuống để thúc đẩy quá trình rụng lông của gà.
Trên đây là một số thông tin về gà thay lông chuyền. Hi vọng anh em đã có thêm những kiến thức bổ ích khi chăm sóc gà thay lông chuyền. Theo dõi chúng tôi để có thêm thông tin về đá gà cựa sắt và đá gà thomo.